Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường có xu hướng đánh giá người khác một cách vô cớ. Khi tiếp xúc với một người, thái độ chủ yếu của chúng ta là nghe ý kiến của họ nhưng với tâm thế không cởi mở. Điều này dẫn đến sự hiểu lầm, cuối cùng gây ra khúc mắc trong các mối quan hệ, khiến chúng trở nên không ổn định.
Lắng nghe không phán xét là gì?
Đây là khả năng lắng nghe ý kiến của người khác, gác sang một bên những phán đoán của bạn. Điều này cần thiết để bạn xây dựng các mối quan hệ hòa hợp, bền chặt và hiệu quả. Ví dụ, nếu con bạn muốn thảo luận với bạn về kế hoạch sau khi tốt nghiệp trung học, hãy lắng nghe và chấp nhận những gì con đang nói, ngay cả khi bạn không đồng ý với ý kiến của con. Những chỉ trích và phán xét chỉ làm bạn và con xa rời nhau.
Tại sao bạn nên đồng cảm và chân thành?
Khi phán xét, chúng ta không thể chấp nhận quan điểm của người khác mà tham chiếu sự việc của họ qua hệ thống giá trị và niềm tin của mình. Lúc đó, ta cho rằng mình đúng và người kia sai. Ví dụ, trong lúc một người đang kể lại sự việc, thay vì lắng nghe câu chuyện với tâm thế cởi mở, một số người ngay lập tức phản ứng bằng cách bảo rằng họ nên làm thế này, thế kia và đưa ra gợi ý. Thực ra, họ cần một người lắng nghe và thông cảm với mình hơn là một người đưa ra lời khuyên.
Bạn có thể lắng nghe và thông cảm không? Lần tới, hãy đặt mình vào vị trí của đối phương để suy nghĩ. Môi trường sống, các mối quan hệ bạn bè hay đồng nghiệp và những trải nghiệm sống của một người sẽ phản ánh lên con người họ.
Một khi bạn hiểu rằng đối phương đang tìm kiếm một người chịu lắng nghe và đồng cảm mà không bị đánh giá, bạn sẽ không muốn trút hết cảm xúc của mình lên họ. Nếu bạn hiểu nguyên tắc cơ bản này, bạn sẽ đồng cảm hơn với người khác. Việc tôn trọng đối phương với những ý kiến trái ngược đòi hỏi bạn luyện tập bền bỉ và trưởng thành.
Làm cách nào để ngừng phán xét khi lắng nghe?
Khi nghe một vấn đề hoặc một tình huống, bạn không nên vội vàng kết luận vì suy nghĩ của bạn có thể chưa chính xác. Trước khi phản ứng, hãy tự hỏi bản thân xem liệu bạn có bị kích thích bởi những cảm xúc cá nhân. Đây là thiếu sót thường thấy trong quá trình suy nghĩ của chúng ta – để cho cảm xúc chen vào. Ngay cả sau khi đọc một cuốn sách, những gì chúng ta nắm bắt được từ sách cũng là sự kết hợp giữa suy nghĩ của riêng bạn và trí tưởng tượng của nhà văn.
Ví dụ, khi một nhân viên mới gia nhập công ty, chúng ta có xu hướng đưa ra những nhận định cá nhân về người này trước khi nói chuyện với họ. Điều đó có thể dẫn đến sự tiêu cực. Bạn nên sắp xếp suy nghĩ của mình thật cẩn thận trước khi đưa ra bất kỳ phán xét nào.
Một ví dụ khác, học sinh không tiếp thu những gì giáo viên đang truyền đạt trong lớp học nếu học sinh này không thích giáo viên đó. Cậu ta chỉ nghe bằng tâm thế đầy thiên kiến.
Đôi khi chúng ta bị cuốn vào những thành kiến và phán xét một cách vô ý khi nghe người khác nói. Vậy làm sao để bạn không đưa ra phán xét? Trạng thái tâm trí của bạn phải logic, với tư cách là người quan sát cuộc trò chuyện, không phải là một phần của cuộc trò chuyện. Thông qua hướng dẫn hành vi phù hợp, bạn sẽ biết cách tách óc phán đoán ra khỏi quá trình suy nghĩ.
Làm thế nào để lắng nghe mà không phán xét?
- Sử dụng các kỹ năng giao tiếp kèm theo những cụm từ mang tính thúc đẩy như “Tôi hiểu” mà không làm gián đoạn cuộc trò chuyện là điều bắt buộc trong việc lắng nghe không phán xét.
- Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Nét mặt, cử chỉ và tư thế phù hợp sẽ thể hiện thái độ của bạn như một người lắng nghe không phán xét.
- Thiết lập giao tiếp bằng mắt cũng là điểm tích cực trong việc lắng nghe, vì nó truyền tải sự rung cảm thân thiện đến người nói.
Ví dụ, khi lắng nghe một người từ một nền văn hóa khác, điều cần thiết là nhận ra sự khác biệt văn hóa và điều chỉnh các đặc điểm hành vi bằng ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời của bạn.
Bài đánh giá Trí thông minh Hành vi Accumatch giúp bạn đánh giá khả năng lắng nghe. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ những phán xét thiếu khôn ngoan và có một tâm thế cởi mở khi tương tác với mọi người và điều này hoàn toàn cần thiết cho việc lắng nghe không phán xét.
Coach Tina Nguyễn
Dịch từ bản gốc “Judging is not listening”
của Nagui Bihelek – Founder tổ chức AccuMatch Behavior Intelligence, Canada